Kính thưa các thầy cô giáo
Cùng toàn thể các em học sinh thân!
Hôm nay, cô xin giới thiệu với các em cuốn sách: “ Thế giới các loài cá”. Cuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào năm 2017. Cuốn sách dày 127 trang và in trên khổ giấy 17 x 24cm.
Nổi bật trên trang bìa của cuốn sách các em đã thấy được hình ảnh các chú cá đáng yêu và ngộ nghĩnh và đã thể hiện cho chúng ta thấy được nội dung cuốn sách nói về cá. Phía trên cuốn sách là dòng chứ bí mật thế giới động vật với t ông màu vàng nỏi bật. Phái dưới là tên cuốn sách: “ Thế giới các loài cá với tông màu nhạt hài hòa với trang bìa. Phía dưới trang bìa là logo nhà xuất bản và tên nhà xuất bản; Thanh Niên.
Cô mời các em hãy mở các trang đầu tiên của cuốn sách để biết được cuốn sách gồm những nội dung như thế nào?
Các em hãy mở đến trang 4 của cuốn sách để xem phần mục lục: phần mục lục đã cho chung ta thấy được cuốn sách gồm 3 phần: Động vật bậc thấp, siêu lớp cá không hàm và lớp cá sụn, siêu lớp cá xương. Trong mỗi phần đó lại có các nội dung nhỏ bên trong. Cô cùng các em khám phá phần 1 của cuốn sách:
Phần 1 từ trang 7 đến trang 24 giúp ta biết được trên thế giới có ít nhất 90% loài động vật bậc thấp chủ yếu là các động vật hoang dã, động vật nhiễm thể, động vật da gai, động vật chân khớp…Trong quá trình tiến hóa, cấu tạo cơ thể của động vật bậc thấp có thay đổi rất lớn, phát triển từ bậc thấp đến bậc cao, từ đơn giản đến phức tạp. Phần lớn các động vật bậc thấp sinh sống dưới nước như: sứa, các loài sò, cua… Mỗi bài gồm các hình ảnh minh họa cho nội dung của từng phần trong cuốn sách rất đẹp và khoa học.
Các em hãy mở trang 8-9 để thấy được bọt biển có nhiều hình dáng đa dạng, cơ thể bọt biển, khả năng tái sinh lớn, tác dụng và giá trị của bọt biển thế nào? Bột biển có hình dáng quả bóng, chiếc quạt, giống cành cây…, cơ thể bọt biển có rất nhiều lỗ nhỏ, giống cái bọt biển mà cúng ta thường sử dụng, nên chúng còn được gọi là động vật thân lỗ. Khả năng tái sinh của bọt biển rất lớn, chúng ta xé vụn bọt biển ném xuống nước, mỗi mảnh của bột biển đều sinh tồn độc lập được. Và cuối cùng là tác dụng và giá trị của bột biển: giết được các sinh vật có hại dưới biển và làm giảm ô nhiễm nước biển.Phần này còn nhiều điều thú vị khác cô mời các em các hãy đọc trong cuốn sách nha.
Tiếp theo cô mời các em hãy đến với phần 2 của cuốn sách: phần này từ trang 25 đến trang 36. Phần này là các động vật siêu lớp cá không hàm và lớp cá sụn và cho chúng ta biết được đặc điểm và tên các loài đó. Siêu lớp cá không hàm là nhóm cá nguyên thủy chất, chúng không có hàm dưới, trong miệng có rất nhiều răng, hình thành giác mút hình tròn dùng để hút máu và thịt của con mồi. Lớp cá sụn là một nhóm cá có hàm với các vây tạo thành cặp. Lớp cá sụn có khoảng hơn 800 loài, phần lớn sinh sống dưới biển, cơ thể cá lớn. cá sụn không ngừng di chuyển về phía trước nhờ vào cái đuôi , còn cá không hàm dựa vào sự di chuyển của cơ thể để tiến lên phía trước. Phần lớn lớp cá sụn đều nhờ vào sự chuyển động của dòng nước, há to miệng để nuốt nhiều sinh vật phù du.
Cuối cùng cô cùng các khám phá phần 3: từ trang 37 đến trang126 của cuốn sách. Phần này là siêu lớp cá xương. Hiện nay trên thế giới có khoảng 24000 loài cá xương, chiếm một nửa loài động vật có xương sinh sống hiện nay. Nhìn từ bên ngoài, cơ thể của cá xương có một số đặc điểm giống với cá sụn, nhưng trên thực tế rất khác nhau. Bộ xương của lớp cá xương bao gồm khung xương có cả vây do xưng cứng tạo thành. Phần lớn cá xương là cá biển, cũng có một số loài cá xương sống ở nước. Cá xương là loài cá tiền hóa thành công nhất, gần như vùng biển nào trên trái đất cũng có bóng dáng của chúng.
Cô xin mời các em hãy đón đọc cuốn sách trên thư viện nhà trường để biết được thế giới loài cá thụ vị và hấp dẫn đếnthế nào. Hẹn gặp lại các em trong buổi giới thiệu lần sau.