Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về việc tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. Hôm nay, ngày 30 tháng 11 năm 2020, trong buổi sinh hoạt dưới cờ, ban y tế học đường phối hợp với tổng phụ trách lồng ghép tổ chức tuyên truyền, giáo dục đến các em học sinh toàn trường.
Trong những năm gần đây, cụm từ " biến đổi khí hậu" được quan tâm rất nhiều. Nó không chỉ đang gây tác động xấu đến đời sống của con người ở hiện tại mà còn đe dọa đến môi trường sống trong tương lại. Vậy, biến đổi khí hậu là gì, nguyên nhân và có những hiện tượng chủ yếu nào?
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.
- Nguyên nhân: gồm có 2 nguyên nhân.
+ Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệthốngkhíquyển.
+ Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.
Do vậy để góp phần găn chặn biến đổi khí hậu Chỉ cần thực hiện các hành động nhỏ , bạn sẽ góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hâu. Ví dụ như sau:
1. Trong gia đình và nơi làm việc:
+ Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và trong nhà sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện. Sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm hơn 75% so với bóng đèn thắp sáng thông thường.
+ Rút hẳn phích điện và tắt đèn khi không dùng.
+ Nếu sử dụng điều hòa nhiệt độ, hãy để ở mức 25-26oC.
+ Hạn chế sử dụng các hóa chất tổng hợp. Hãy thay bằng các giải pháp sinh học hoặc các chất có nguồn gốc từ thực vật.
+ Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn nhiều rau xanh để góp phần giảm phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi gia súc.
+ Giảm lượng rác thải nhà bếp :
Trung bình mỗi năm một người thải lượng rác cao gấp 10 lần trọng lượng cơ thể mỗi người. 1kg rác đem chôn lấp sản xuất khoảng 2kg khí mêtan.
Tái chế giấy, thuỷ tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng.
+ Giảm lượng giấy sử dụng: sử dụng cả 2 mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm 2,5kg khí nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng.
2. Khi mua sắm:
+ Hạn chế sử dụng túi ni lông
+ Chọn mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Bạn có biết, sử dụng tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần 1 nửa tấn CO2 mỗi năm so với sử dụng tủ lạnh thông thường.
+ Chọn mua những sản phẩm địa phương, vì việc vận chuyển sản phẩm nhập khẩu sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu gây phát thải nhiều khí nhà kính
3. Tại cộng đồng dân cư :
+ Hãy tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển. Bạn có thể đã biết cây xanh hấp thụ khí CO2 rất tốt.
+ Hãy tham gia và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường. Những hoạt động tình nguyện của các cá nhân, tập thể có ý nghĩa thiêt thực và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.